Post by van on May 14, 2014 21:49:13 GMT 7
Điều gì là cần thiết để học tiếng Anh
Nếu bạn muốn học tốt môn tiếng anh, đừng chỉ dựa vào các lớp học tiếng anh. bạn phải kiểm soát được chính việc học hành của mình. chúng tôi sẽ cho bạn biết phải làm như thế nào theo một cách thú vị và hiệu quả.
Bước 1: động lực
điều gì là cần thiết để học tiếng anh tốt?
bạn phải thay đổi chính mình từng ít một - làm những việc điên rồ như nói chuyện với chính mình bằng tiếng anh hoặc dành cả một buổi tối đọc một cuốn từ điển. để có sức làm những việc này, hơn nữa là làm thường xuyên, bạn phải là loại người yêu thích làm việc đó. nếu bạn nằm trong đa số những người học tiếng anh, nguy cơ là bạn không hề muốn làm những việc như thế, và bạn cần phải chỉnh sửa lại động lực của mình.
Điều gì cần thiết để học tốt tiếng anh?
- Thay đổi cuộc sống của bạn
học tiếng anh cần có hành động thiết thực. bạn có thể biết rất nhiều mẹo nhưng trừ phi bạn bắt tay vào làm, sẽ không có kết quả gì hết. sau đây là những gì bạn cần làm để thay đổi cuộc đời của bạn:
+ đọc một cuốn sách viết bằng tiếng anh 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, phân tích ngữ pháp và các câu cú trong quyển sách, tra từ điển
+ nghe sách nói hoặc bất kì một nguồn nghe tiếng anh nào, thỉnh thoảng tạm ngưng để cố hiểu họ đang nói gì, và cố bắt chước phát âm của họ
+ dành 30' mỗi ngày tập phát âm cho đúng âm "r"
+ viết cẩn thận một email hay status hay bất cứ cái gì bằng tiếng anh, tra từ điển (giấy hoặc tra trên mạng) cứ 20 giây một lần để chắc chắn là bạn viết đúng hết, và mất 5 phút để viết nên một câu
+ nghĩ về câu tiếng anh mà bạn vừa đọc, tự hỏi tại sao chỗ này là "the" mà không phải là "a", cố tìm những câu tương tự trên internet để tìm ra đáp án
+ ra đường và xây dựng các câu tiếng anh trong đầu (nói thầm với chính mình về những thứ bạn nhìn trên đường)
Loại người nào sẽ làm tất cả những việc điên rồ trên? chỉ có một loại: Những kẻ thích làm việc đó! Nếu bạn muốn giỏi tiếng anh, bạn phải tự biến mình thành loại người đó. Bạn đã bao giờ nghe thấy ai đó thành công rực rỡ vì làm điều mà hắn ghét chưa?
Vấn đề là:
Hầu hết ai cũng muốn giỏi tiếng anh, nhưng cũng hầu hết họ KHÔNG MUỐN DÀNH THỜI GIAN TỰ HỌC TIẾNG ANH (cũng là lí do tại sao họ đăng kí đi học ở các lớp học và mong muốn giáo viên nhét chữ vào đầu cho mình)
Thiếu động lực nghĩa là bạn không dành thời gian tự mình học tiếng anh, và kể cả bạn có thi thoảng tự học thì cũng chỉ là bất chợt và hiếm hoi. Ví dụ một học sinh học về phrasal verbs 12 tiếng trước kì thi. Tuy nhiên hắn không hề đọc gì dù chỉ 30' mỗi ngày. Hắn đơn giản chỉ là cảm thấy học tiếng anh thật không thoải mái gì, vì thế hắn chỉ làm khi bị bắt buộc. Vấn đề là việc học rất nhiều trong một thời gian ngắn chẳng đem lại điều gì cả, trái lại những việc nhỏ bé MỖI NGÀY sẽ mang đến kết quả cao.
Thái độ tiêu cực:
Một trong những lí do tại sao người ta không muốn tự học tiếng anh là do họ gắn việc học tiếng anh với những thứ gây khó chịu. Mỗi khi nghĩ tới cụm từ "học tiếng anh" là họ nghĩ về những lớp học tiếng anh chán ngấy, những bài tập dài dằng dặc và mớ bài tập về nhà rắc rối. Ngay cả khi họ biết là nghề nghiệp của mình cần tiếng anh, thì họ cũng chẳng cám thấy có động lực gì hơn! Trong đầu họ, học tiếng anh là một việc PHẢI LÀM nhưng mà họ KHÔNG MUỐN LÀM.
Người học bình thường vs. người học có động lực
Paula là một người học bình thường với động lực thấp. Thỉnh thoảng cô ấy thấy mình có động lực rất cao - ví dụ như đêm trước ngày kiểm tra môn tiêng anh, hoặc là khi cô ấy không thể giao tiếp với một khách hàng nước ngoài. Những trường hợp kiểu này khiến cô ây nghi "Mình phải học tiếng anh thôi". Tuy nhiên những trường hợp như vậy rất hiếm - chúng chỉ diễn ra một lần một tháng. Vì thế cho dù cô ấy học hành khá tích cực (ví dụ, 2 ngày liên tục trước ngày thi), kết quả vẫn không ra làm sao vì sau một tháng đã quên sạch đến 90% những gì vừa học. điều này không có gì là lạ cả: trí nhớ con người hoạt động như vậy đấy, bạn cần ôn tập mọi thứ thường xuyên, nếu không sẽ chỉ quên sạch.
Bây giờ hãy đến với một người học tiếng anh kiểu khác: Judy. Judy đọc một quyển truyện phù hợp với người học tiếng anh (truyện với cách viết đơn giản)
mỗi ngày 30'. Cô ấy mua từ điển và dùng nó để tra từ mỗi khi không hiểu. Học kiểu này rất khó lúc đầu: đọc sách và dùng từ điển không phải là "sở thích" của cô ấy. và mỗi câu tiếng anh đều là một thử thách.
Nhưng bây giờ, chỉ sau 2 tuần, cô ấy đã đọc nhanh hơn rất nhiều. Khi đọc, cô ấy thường gặp lại những từ mà mình đã học trong 2 tuần vừa qua. Khi nhận ra những từ đó là những từ mình biết, cô ấy cảm thấy mình đã đi được một quãng trong quá trình tiến bộ. Judy cảm thấy mình đã học được thật nhiều và cảm thấy thật hăng hái, nóng lòng học nhiều hơn. Mỗi ngày cô ấy đều mong đợi được đọc tiếp quyển truyện của mình. Cuốn truyện đưa cho cô ấy cơ hội để sử dụng những gì cô ấy đã học (tận hưởng thành quả) và cơ hội để học nhiều hơn. Vì cô ấy đọc thường xuyên, cô ấy quên rất ít và vốn từ vựng liên tục mở rộng.
Judy đã đi đúng hướng. sớm muộn gì cô ấy cũng sẽ có khả năng đọc báo và các nguồn thông tin khác bằng tiếng anh dành cho người bản ngữ.
Phải làm gì đây?
Nếu bạn giống Paula, bạn KHÔNG THÍCH đọc tiếng anh trong thời gian rảnh, không thích tập trung chú ý vào các câu, không thích tập phát âm âm "r", bạn phải thay đổi. Có rất nhiều kĩ thuật để giúp bạn lấy động lực, nhưng có lẽ thứ tốt nhất giúp bạn chính là: làm cái gì đó hay ho
Nếu bạn có thể dùng vốn liếng tiếng anh của mình để xem một đoạn clip hài trên internet, đọc một bài báo về ban nhạc yêu thích, hoặc nói chuyện với những kẻ hài hước thông minh trên diễn đàn, bạn sẽ bắt đầu nghĩ về tiếng anh như một chìa khóa dẫn đến những hoạt động vui vẻ. Khi nghĩ đến "tiếng anh", bạn sẽ không còn nghĩ đến những lớp học tẻ nhạt, mớ ngữ pháp chán chết hay một danh sách dài dằng dặc từ mới nữa - bạn sẽ nghĩ tới một bộ phim hay, một ban nhạc hay hay những con người mà bạn yêu thích. Trong tâm trí bạn, tiếng anh không còn là một môn học nhàm chán trên lớp - nó sẽ là nguồn vui của bạn mỗi ngày.
(dịch từ antimoon.com)
3 thử thách lớn nhất đối với người học tiếng anh
May 11, 2014 at 8:37pm
viết bởi: Tomasz P.Szynalski
1. Niềm đam mê
Mọi người đều mong muốn nói tiếng anh tốt. Họ hào hứng khi nghĩ đến việc mình có thể nói tiếng anh trôi chảy. tuy nhiên họ thường không quan tâm tới chính quá trình học tiếng anh. với hầu hết mọi người, học tiếng anh là một nhiệm vụ - một thứ họ bị bắt buộc phải làm nhưng KHÔNG MUỐN làm. họ không thấy có gì vui vẻ trong việc học tiếng anh cả.
tóm lại, hầu hết mọi người muốn giỏi, nhưng không muốn học. đây là vấn đề lớn nhất. vì một khi đã không thích học, họ sẽ không học.
nếu bạn muốn thành công trong việc học, bạn buộc phải thích bản thân QUÁ TRÌNH học. bạn cần dành thời gian ra học và coi nó như giải trí. ví dụ, bạn phải thích những thứ sau:
- đọc các câu tiếng anh và nghĩ về cấu trúc câu
- học từ mới lấy từ cuốn từ điển
- viết một câu tiếng anh đúng bằng cách tra từ điển, tra ngữ pháp, tìm trên mạng
- tập phát âm tiếng anh
một cách lý tưởng nhất, tiếng anh phải là sở thích của bạn. bạn cần nghĩ rằng mình chọn để học tiếng anh - học tiếng anh như một hoạt động ưa thích
2. Thay đổi dần từng bước một
quyết định học tiếng anh đòi hỏi bạn phải thay đổi cuộc sống của mình. ví dụ, quyết định đọc một cuốn sách tiếng anh 30' mỗi ngày và phải lặp đi lặp lại như vậy bền bỉ. việc tạo lập một sự thay đổi nhỏ nhưng bền vững là rất khó, đặc biệt khi làm điều đó không vui vẻ gì. tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng học tiếng anh 15' mỗi ngày đem lại kết quả tốt hơn nhiều so với việc học cả ngày dài nhưng mỗi tháng chỉ một lần
3. Thay đổi nhiều hơn nữa
trong khi thay đổi đầu tiên đã khó, những bước thay đổi tiếp theo cũng không hề dễ. rất nhiều người chỉ thực hiện bước đầu tiên rồi dừng lại. họ không tham gia vào các hoạt động học tiếng anh khác.
một người học tốt sẽ tự lập cho mình một loạt hoạt động học tiếng anh (đọc sách báo, xem tv, tập phát âm, nghe tiếng anh...) rồi lựa chọn một hoạt động tùy hứng tại thời điểm đó. một hoạt động là không đủ, vì bạn sẽ (1) chán ngay lập tức và (2) làm nhiều hoạt động đem đến nhiều kiểu kĩ năng.
ví dụ, đọc tiếng anh không thể cải thiện phát âm, mặc dù nó cải thiện ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và kĩ năng viết.
Tại sao bạn cần phải tự học tiếng anh và dựa vào bản thân mình
May 11, 2014 at 8:36pm
viết bởi Tomasz P. Szynalski
trước khi bắt đầu nói và viết tiếng anh, bạn cần phải học xem người anh nói như thế nào. bạn học bằng cách kiếm thật nhiều "input" cho mình - đọc và nghe những câu tiếng anh đúng được viết/nói bởi người khác (tốt nhất là bởi người bản ngữ)
Hầu hết mọi người kiếm "input" (các câu tiếng anh đúng) tại lớp học/trung tâm. Trong bài viết này tôi sẽ trình bày tại sao lớp học tiếng anh không bao giờ cho bạn đủ input để nói tiếng anh trôi chảy, và rằng bạn cần phải tự kiếm input cho bản thân mình. tôi cũng sẽ đưa ra 2 lí do vì sao bạn nên dựa vào chính mình khi học tiếng anh.
Số lượng input.
Để nói tiếng anh trôi chảy, bạn cần rất nhiều input. tôi cần khoảng 1.000.000 câu tiếng anh trong vòng 3 năm (6400 câu một tuần) để vượt lên trình độ cơ bản. Đó là tầm 60 trang sách báo và 6 giờ nghe audio một tuần.
nếu bạn muốn thành thạo tiếng anh, bạn cần hỏi chính mình câu này: Liệu lớp học tiếng anh có thể cho mình 60 trang sách báo và 6 giờ audio mỗi tuần hay không? Một khóa học tiếng anh thông thường có 2 tiết một tuần, 2-3h một tiết. Vậy trong khóa học đó, bạn dành mỗi tuần khoảng 6 tiếng đi học. Bạn nhận được bao nhiêu input từ 6 tiếng đó?
1. Giáo viên đem lại rất ít input. Hầu hết bọn họ để cho học sinh tự tập nói (điều này giúp học sinh nói sớm hơn, nhưng thường phản tác dụng). Khi học sinh nói, họ thường nói rất chậm và hay ngắt quãng, ngập ngừng. 10 phút nghe thầy cô nói, nén lại thành liên tục thì được tầm 5 phút. Thêm vào đó, nhiều giáo viên thậm chí còn nói tiếng Việt nhiều hơn tiếng anh
2. Các học sinh khác cũng thậm chí cung cấp ít input cho bạn hơn, vì họ nói chậm hơn và kém hơn giáo viên
3. Mất rất nhiều thời gian làm bài tập - thứ không cho bạn tí input nào - ví dụ: sắp xếp lại từ trong câu, khoanh tròn đáp án đúng, chia động từ,...v....v...., trả lời câu hỏi sau khi đọc đoạn văn,... Cũng phải tính cả giờ giải lao, khi mà bạn không học thêm được điều gì.
4. Nếu có tiết đọc, thì việc đọc cũng thường diễn ra rất ngắn (đọc ít hơn 3 trang). Nếu có tiết nghe, thì cũng ngắn như vậy (tầm ít hơn 10')
Nếu bạn cộng dồn tất cả những cái ở trên, rõ ràng là dưới 1/3 tiết học mới dành để nghe những câu tiếng anh chuẩn xác (nghe băng, nghe từ giáo viên, bạn bè,...), còn 2/3 là phung phí làm những việc khác. Còn việc đọc thì sao? Trung bình trong một tiết học bạn chỉ đọc dưới 3 trang (bao gồm cả sách giáo trình và tài liệu giáo viên phát thêm). Vậy thì một khóa học tiếng anh tích cực cũng chỉ cho bạn ít hơn 2 giờ input nói và 24 trang input viết mỗi tuần. Đó là tầm 2000 câu một tuần, nghĩa là bạn sẽ mất 9 năm (không có giải lao) đi học tích cực ở lớp học tiếng anh để có được 1,000,000 câu đúng (đối với các lớp học tiếng anh tầm 1,5 tiếng một tiết, thì mất 18 năm)
Một vài bạn có thể nghĩ rằng "Tuyệt vời! vậy thì tôi sẽ đi học ở lớp tiếng anh trong 9 năm và trở nên thuần thục tiếng anh!". chưa chắc. Bạn thấy đấy, tổng cộng số lượng input chưa nói lên điều gì. Bạn còn cần tốc độ input nữa.
Tại sao bạn không thể nạp input từ từ? Vì bạn sẽ quên.
1. Khi bạn học một từ mới, nó sẽ ở lại trong trí nhơ bạn từ 1-30 ngày, rồi bạn sẽ quên nó. Ví dụ, từ genuine được học, và 2 tuần sau bạn quên luôn genuine nghĩa là gì.
2. Làm sao để nhớ một từ quá 14 ngày? Bạn cần phải ôn. Nếu bạn nhìn thấy một câu nào đó với từ genuine trong 14 ngày tới, trí nhớ của bạn với từ genuine sẽ được cải thiện. và kết quả là bạn nhớ dai hơn
3. Cơ hội để nhìn thấy một câu nào đó với từ genuine trong vòng 14 ngày tới là bao nhiêu? còn phụ thuộc vào việc bạn đọc/nghe bao nhiêu
câu tiếng anh trong khoảng thời gian đó. Nếu bạn đọc tầm 4000 câu, so với việc đọc 12000 câu thì xác suất gặp phải từ genuine ít hơn 3 lần
4. Do đó, với ít input, bạn có thể sẽ quên luôn từ mới trong vòng 1-30 ngày tới.
Vì thế, nếu bạn đọc/nghe ít câu tiếng anh hơn, và với tốc độ chậm hơn, bạn đang tự hủy hoại quá trình học của mình bằng 2 cách:
1. Học những cái mới lâu hơn
2. Quên nhanh hơn. Học trước quên sau vì không được ôn.
Đó là lí do tại sao một người học tiếng anh kiếm được 1,000,000 câu trong 9 năm sẽ đạt kết quả tồi tệ hơn rất nhiều so với người học tiếng anh kiếm 1,000,000 câu trong 3 năm. Người học trong 9 năm sẽ quên đi rất nhiều kiến thức do quá trình ôn lỏng lẻo. trái lại, người học trong 3 năm được ôn tập đúng đắn và sẽ quên đi ít hơn.
Cuối cùng, phải nói thêm rằng các khóa học tiếng anh chỉ đơn giản là thiếu hụt rất nhiều input cần thiết cho việc cải thiện kiến thức trong khoảng thời gian hợp lí (hoặc thậm chí là không cải thiện được chút nào). Nếu bạn muốn nói tiếng anh thành thạo, bạn phải tự học và tự đắm chìm trong bể input - nghe băng, nghe audio, nghe nói, xem videos, đọc báo, websites, đọc sách,...
Tuy nhiên, ngoài mong muốn cải thiện tiếng anh, việc tự kiếm input cho mình còn có một nguyên nhân khác:
Sự vui thú.
Khi bạn tự chọn nguồn học cho mình, bạn sẽ chọn những thứ mà bạn thực sự quan tâm và hứng thú. Thay vì đọc một vài bài báo ngẫu nhiên trong sách giáo khoa, bạn có thể đọc Harry Potter, đọc email từ bạn bè, từ một forum tiếng anh với chủ đề tình yêu, hoặc đọc về câu lạc bộ bóng đá yêu thích của bạn. Thay vì nghe một bài nghe nhàm chán không đâu vào đâu, bạn có thể xem phim hoặc một đoạn video về công nghệ thông tin.
Ngoài việc vui ra thì còn có các ích lợi khác:
- Nếu input của bạn thú vị, bạn sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động dành thời gian để nạp input. Một khi bạn đã thích rồi thì sẽ rất khó để *không* học
- Những gì vui sẽ dễ nhớ hơn. Khi bạn nghe hoặc nhìn thấy cái mà bạn quan tâm, bạn sẽ có thể ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ nếu bạn đang đọc một bài khóa mà cô giáo đưa cho bạn, bạn thường chỉ muốn đọc qua quýt cho xong. Nhưng nếu bạn đang đọc lời bài hát bạn yêu thích, bạn sẽ hát đi hát lại, nhẩm đi nhẩm lại và thuộc luôn. Vậy là vừa nhớ từ mới, vừa nhớ ngữ pháp
Sự chân thực
Tôi tin rằng input mà bạn nạp từ phim ảnh, TV, video, sách, báo, nhạc,...là từ chính người bản ngữ và cũng dành cho người bản ngữ, như vậy tốt hơn rất nhiều so với việc học những thứ được soạn riêng cho người học tiếng anh. Vì nó không thật.
Sách học tiếng anh chỉ dạy tiếng anh chính thông mà vứt hết mọi từ lóng hoặc cách diễn đạt hàng ngày. Và còn một vấn đề LỚN nữa, sách học tiếng anh chú trọng tiếng Anh-Anh trong khi thật ra, cả thế giới chú trọng tiếng Anh-Mỹ hơn vì nó phổ biến hơn. Nếu bạn có một bức tranh toàn cảnh chính xác hơn việc tiếng anh trên thế giới thực ra là như thế nào, hãy nạp cho mình những input từ thực tế, và đi xa hơn các bài học tiếng anh.
Nếu bạn muốn học tốt môn tiếng anh, đừng chỉ dựa vào các lớp học tiếng anh. bạn phải kiểm soát được chính việc học hành của mình. chúng tôi sẽ cho bạn biết phải làm như thế nào theo một cách thú vị và hiệu quả.
Bước 1: động lực
điều gì là cần thiết để học tiếng anh tốt?
bạn phải thay đổi chính mình từng ít một - làm những việc điên rồ như nói chuyện với chính mình bằng tiếng anh hoặc dành cả một buổi tối đọc một cuốn từ điển. để có sức làm những việc này, hơn nữa là làm thường xuyên, bạn phải là loại người yêu thích làm việc đó. nếu bạn nằm trong đa số những người học tiếng anh, nguy cơ là bạn không hề muốn làm những việc như thế, và bạn cần phải chỉnh sửa lại động lực của mình.
Điều gì cần thiết để học tốt tiếng anh?
- Thay đổi cuộc sống của bạn
học tiếng anh cần có hành động thiết thực. bạn có thể biết rất nhiều mẹo nhưng trừ phi bạn bắt tay vào làm, sẽ không có kết quả gì hết. sau đây là những gì bạn cần làm để thay đổi cuộc đời của bạn:
+ đọc một cuốn sách viết bằng tiếng anh 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, phân tích ngữ pháp và các câu cú trong quyển sách, tra từ điển
+ nghe sách nói hoặc bất kì một nguồn nghe tiếng anh nào, thỉnh thoảng tạm ngưng để cố hiểu họ đang nói gì, và cố bắt chước phát âm của họ
+ dành 30' mỗi ngày tập phát âm cho đúng âm "r"
+ viết cẩn thận một email hay status hay bất cứ cái gì bằng tiếng anh, tra từ điển (giấy hoặc tra trên mạng) cứ 20 giây một lần để chắc chắn là bạn viết đúng hết, và mất 5 phút để viết nên một câu
+ nghĩ về câu tiếng anh mà bạn vừa đọc, tự hỏi tại sao chỗ này là "the" mà không phải là "a", cố tìm những câu tương tự trên internet để tìm ra đáp án
+ ra đường và xây dựng các câu tiếng anh trong đầu (nói thầm với chính mình về những thứ bạn nhìn trên đường)
Loại người nào sẽ làm tất cả những việc điên rồ trên? chỉ có một loại: Những kẻ thích làm việc đó! Nếu bạn muốn giỏi tiếng anh, bạn phải tự biến mình thành loại người đó. Bạn đã bao giờ nghe thấy ai đó thành công rực rỡ vì làm điều mà hắn ghét chưa?
Vấn đề là:
Hầu hết ai cũng muốn giỏi tiếng anh, nhưng cũng hầu hết họ KHÔNG MUỐN DÀNH THỜI GIAN TỰ HỌC TIẾNG ANH (cũng là lí do tại sao họ đăng kí đi học ở các lớp học và mong muốn giáo viên nhét chữ vào đầu cho mình)
Thiếu động lực nghĩa là bạn không dành thời gian tự mình học tiếng anh, và kể cả bạn có thi thoảng tự học thì cũng chỉ là bất chợt và hiếm hoi. Ví dụ một học sinh học về phrasal verbs 12 tiếng trước kì thi. Tuy nhiên hắn không hề đọc gì dù chỉ 30' mỗi ngày. Hắn đơn giản chỉ là cảm thấy học tiếng anh thật không thoải mái gì, vì thế hắn chỉ làm khi bị bắt buộc. Vấn đề là việc học rất nhiều trong một thời gian ngắn chẳng đem lại điều gì cả, trái lại những việc nhỏ bé MỖI NGÀY sẽ mang đến kết quả cao.
Thái độ tiêu cực:
Một trong những lí do tại sao người ta không muốn tự học tiếng anh là do họ gắn việc học tiếng anh với những thứ gây khó chịu. Mỗi khi nghĩ tới cụm từ "học tiếng anh" là họ nghĩ về những lớp học tiếng anh chán ngấy, những bài tập dài dằng dặc và mớ bài tập về nhà rắc rối. Ngay cả khi họ biết là nghề nghiệp của mình cần tiếng anh, thì họ cũng chẳng cám thấy có động lực gì hơn! Trong đầu họ, học tiếng anh là một việc PHẢI LÀM nhưng mà họ KHÔNG MUỐN LÀM.
Người học bình thường vs. người học có động lực
Paula là một người học bình thường với động lực thấp. Thỉnh thoảng cô ấy thấy mình có động lực rất cao - ví dụ như đêm trước ngày kiểm tra môn tiêng anh, hoặc là khi cô ấy không thể giao tiếp với một khách hàng nước ngoài. Những trường hợp kiểu này khiến cô ây nghi "Mình phải học tiếng anh thôi". Tuy nhiên những trường hợp như vậy rất hiếm - chúng chỉ diễn ra một lần một tháng. Vì thế cho dù cô ấy học hành khá tích cực (ví dụ, 2 ngày liên tục trước ngày thi), kết quả vẫn không ra làm sao vì sau một tháng đã quên sạch đến 90% những gì vừa học. điều này không có gì là lạ cả: trí nhớ con người hoạt động như vậy đấy, bạn cần ôn tập mọi thứ thường xuyên, nếu không sẽ chỉ quên sạch.
Bây giờ hãy đến với một người học tiếng anh kiểu khác: Judy. Judy đọc một quyển truyện phù hợp với người học tiếng anh (truyện với cách viết đơn giản)
mỗi ngày 30'. Cô ấy mua từ điển và dùng nó để tra từ mỗi khi không hiểu. Học kiểu này rất khó lúc đầu: đọc sách và dùng từ điển không phải là "sở thích" của cô ấy. và mỗi câu tiếng anh đều là một thử thách.
Nhưng bây giờ, chỉ sau 2 tuần, cô ấy đã đọc nhanh hơn rất nhiều. Khi đọc, cô ấy thường gặp lại những từ mà mình đã học trong 2 tuần vừa qua. Khi nhận ra những từ đó là những từ mình biết, cô ấy cảm thấy mình đã đi được một quãng trong quá trình tiến bộ. Judy cảm thấy mình đã học được thật nhiều và cảm thấy thật hăng hái, nóng lòng học nhiều hơn. Mỗi ngày cô ấy đều mong đợi được đọc tiếp quyển truyện của mình. Cuốn truyện đưa cho cô ấy cơ hội để sử dụng những gì cô ấy đã học (tận hưởng thành quả) và cơ hội để học nhiều hơn. Vì cô ấy đọc thường xuyên, cô ấy quên rất ít và vốn từ vựng liên tục mở rộng.
Judy đã đi đúng hướng. sớm muộn gì cô ấy cũng sẽ có khả năng đọc báo và các nguồn thông tin khác bằng tiếng anh dành cho người bản ngữ.
Phải làm gì đây?
Nếu bạn giống Paula, bạn KHÔNG THÍCH đọc tiếng anh trong thời gian rảnh, không thích tập trung chú ý vào các câu, không thích tập phát âm âm "r", bạn phải thay đổi. Có rất nhiều kĩ thuật để giúp bạn lấy động lực, nhưng có lẽ thứ tốt nhất giúp bạn chính là: làm cái gì đó hay ho
Nếu bạn có thể dùng vốn liếng tiếng anh của mình để xem một đoạn clip hài trên internet, đọc một bài báo về ban nhạc yêu thích, hoặc nói chuyện với những kẻ hài hước thông minh trên diễn đàn, bạn sẽ bắt đầu nghĩ về tiếng anh như một chìa khóa dẫn đến những hoạt động vui vẻ. Khi nghĩ đến "tiếng anh", bạn sẽ không còn nghĩ đến những lớp học tẻ nhạt, mớ ngữ pháp chán chết hay một danh sách dài dằng dặc từ mới nữa - bạn sẽ nghĩ tới một bộ phim hay, một ban nhạc hay hay những con người mà bạn yêu thích. Trong tâm trí bạn, tiếng anh không còn là một môn học nhàm chán trên lớp - nó sẽ là nguồn vui của bạn mỗi ngày.
(dịch từ antimoon.com)
3 thử thách lớn nhất đối với người học tiếng anh
May 11, 2014 at 8:37pm
viết bởi: Tomasz P.Szynalski
1. Niềm đam mê
Mọi người đều mong muốn nói tiếng anh tốt. Họ hào hứng khi nghĩ đến việc mình có thể nói tiếng anh trôi chảy. tuy nhiên họ thường không quan tâm tới chính quá trình học tiếng anh. với hầu hết mọi người, học tiếng anh là một nhiệm vụ - một thứ họ bị bắt buộc phải làm nhưng KHÔNG MUỐN làm. họ không thấy có gì vui vẻ trong việc học tiếng anh cả.
tóm lại, hầu hết mọi người muốn giỏi, nhưng không muốn học. đây là vấn đề lớn nhất. vì một khi đã không thích học, họ sẽ không học.
nếu bạn muốn thành công trong việc học, bạn buộc phải thích bản thân QUÁ TRÌNH học. bạn cần dành thời gian ra học và coi nó như giải trí. ví dụ, bạn phải thích những thứ sau:
- đọc các câu tiếng anh và nghĩ về cấu trúc câu
- học từ mới lấy từ cuốn từ điển
- viết một câu tiếng anh đúng bằng cách tra từ điển, tra ngữ pháp, tìm trên mạng
- tập phát âm tiếng anh
một cách lý tưởng nhất, tiếng anh phải là sở thích của bạn. bạn cần nghĩ rằng mình chọn để học tiếng anh - học tiếng anh như một hoạt động ưa thích
2. Thay đổi dần từng bước một
quyết định học tiếng anh đòi hỏi bạn phải thay đổi cuộc sống của mình. ví dụ, quyết định đọc một cuốn sách tiếng anh 30' mỗi ngày và phải lặp đi lặp lại như vậy bền bỉ. việc tạo lập một sự thay đổi nhỏ nhưng bền vững là rất khó, đặc biệt khi làm điều đó không vui vẻ gì. tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng học tiếng anh 15' mỗi ngày đem lại kết quả tốt hơn nhiều so với việc học cả ngày dài nhưng mỗi tháng chỉ một lần
3. Thay đổi nhiều hơn nữa
trong khi thay đổi đầu tiên đã khó, những bước thay đổi tiếp theo cũng không hề dễ. rất nhiều người chỉ thực hiện bước đầu tiên rồi dừng lại. họ không tham gia vào các hoạt động học tiếng anh khác.
một người học tốt sẽ tự lập cho mình một loạt hoạt động học tiếng anh (đọc sách báo, xem tv, tập phát âm, nghe tiếng anh...) rồi lựa chọn một hoạt động tùy hứng tại thời điểm đó. một hoạt động là không đủ, vì bạn sẽ (1) chán ngay lập tức và (2) làm nhiều hoạt động đem đến nhiều kiểu kĩ năng.
ví dụ, đọc tiếng anh không thể cải thiện phát âm, mặc dù nó cải thiện ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và kĩ năng viết.
Tại sao bạn cần phải tự học tiếng anh và dựa vào bản thân mình
May 11, 2014 at 8:36pm
viết bởi Tomasz P. Szynalski
trước khi bắt đầu nói và viết tiếng anh, bạn cần phải học xem người anh nói như thế nào. bạn học bằng cách kiếm thật nhiều "input" cho mình - đọc và nghe những câu tiếng anh đúng được viết/nói bởi người khác (tốt nhất là bởi người bản ngữ)
Hầu hết mọi người kiếm "input" (các câu tiếng anh đúng) tại lớp học/trung tâm. Trong bài viết này tôi sẽ trình bày tại sao lớp học tiếng anh không bao giờ cho bạn đủ input để nói tiếng anh trôi chảy, và rằng bạn cần phải tự kiếm input cho bản thân mình. tôi cũng sẽ đưa ra 2 lí do vì sao bạn nên dựa vào chính mình khi học tiếng anh.
Số lượng input.
Để nói tiếng anh trôi chảy, bạn cần rất nhiều input. tôi cần khoảng 1.000.000 câu tiếng anh trong vòng 3 năm (6400 câu một tuần) để vượt lên trình độ cơ bản. Đó là tầm 60 trang sách báo và 6 giờ nghe audio một tuần.
nếu bạn muốn thành thạo tiếng anh, bạn cần hỏi chính mình câu này: Liệu lớp học tiếng anh có thể cho mình 60 trang sách báo và 6 giờ audio mỗi tuần hay không? Một khóa học tiếng anh thông thường có 2 tiết một tuần, 2-3h một tiết. Vậy trong khóa học đó, bạn dành mỗi tuần khoảng 6 tiếng đi học. Bạn nhận được bao nhiêu input từ 6 tiếng đó?
1. Giáo viên đem lại rất ít input. Hầu hết bọn họ để cho học sinh tự tập nói (điều này giúp học sinh nói sớm hơn, nhưng thường phản tác dụng). Khi học sinh nói, họ thường nói rất chậm và hay ngắt quãng, ngập ngừng. 10 phút nghe thầy cô nói, nén lại thành liên tục thì được tầm 5 phút. Thêm vào đó, nhiều giáo viên thậm chí còn nói tiếng Việt nhiều hơn tiếng anh
2. Các học sinh khác cũng thậm chí cung cấp ít input cho bạn hơn, vì họ nói chậm hơn và kém hơn giáo viên
3. Mất rất nhiều thời gian làm bài tập - thứ không cho bạn tí input nào - ví dụ: sắp xếp lại từ trong câu, khoanh tròn đáp án đúng, chia động từ,...v....v...., trả lời câu hỏi sau khi đọc đoạn văn,... Cũng phải tính cả giờ giải lao, khi mà bạn không học thêm được điều gì.
4. Nếu có tiết đọc, thì việc đọc cũng thường diễn ra rất ngắn (đọc ít hơn 3 trang). Nếu có tiết nghe, thì cũng ngắn như vậy (tầm ít hơn 10')
Nếu bạn cộng dồn tất cả những cái ở trên, rõ ràng là dưới 1/3 tiết học mới dành để nghe những câu tiếng anh chuẩn xác (nghe băng, nghe từ giáo viên, bạn bè,...), còn 2/3 là phung phí làm những việc khác. Còn việc đọc thì sao? Trung bình trong một tiết học bạn chỉ đọc dưới 3 trang (bao gồm cả sách giáo trình và tài liệu giáo viên phát thêm). Vậy thì một khóa học tiếng anh tích cực cũng chỉ cho bạn ít hơn 2 giờ input nói và 24 trang input viết mỗi tuần. Đó là tầm 2000 câu một tuần, nghĩa là bạn sẽ mất 9 năm (không có giải lao) đi học tích cực ở lớp học tiếng anh để có được 1,000,000 câu đúng (đối với các lớp học tiếng anh tầm 1,5 tiếng một tiết, thì mất 18 năm)
Một vài bạn có thể nghĩ rằng "Tuyệt vời! vậy thì tôi sẽ đi học ở lớp tiếng anh trong 9 năm và trở nên thuần thục tiếng anh!". chưa chắc. Bạn thấy đấy, tổng cộng số lượng input chưa nói lên điều gì. Bạn còn cần tốc độ input nữa.
Tại sao bạn không thể nạp input từ từ? Vì bạn sẽ quên.
1. Khi bạn học một từ mới, nó sẽ ở lại trong trí nhơ bạn từ 1-30 ngày, rồi bạn sẽ quên nó. Ví dụ, từ genuine được học, và 2 tuần sau bạn quên luôn genuine nghĩa là gì.
2. Làm sao để nhớ một từ quá 14 ngày? Bạn cần phải ôn. Nếu bạn nhìn thấy một câu nào đó với từ genuine trong 14 ngày tới, trí nhớ của bạn với từ genuine sẽ được cải thiện. và kết quả là bạn nhớ dai hơn
3. Cơ hội để nhìn thấy một câu nào đó với từ genuine trong vòng 14 ngày tới là bao nhiêu? còn phụ thuộc vào việc bạn đọc/nghe bao nhiêu
câu tiếng anh trong khoảng thời gian đó. Nếu bạn đọc tầm 4000 câu, so với việc đọc 12000 câu thì xác suất gặp phải từ genuine ít hơn 3 lần
4. Do đó, với ít input, bạn có thể sẽ quên luôn từ mới trong vòng 1-30 ngày tới.
Vì thế, nếu bạn đọc/nghe ít câu tiếng anh hơn, và với tốc độ chậm hơn, bạn đang tự hủy hoại quá trình học của mình bằng 2 cách:
1. Học những cái mới lâu hơn
2. Quên nhanh hơn. Học trước quên sau vì không được ôn.
Đó là lí do tại sao một người học tiếng anh kiếm được 1,000,000 câu trong 9 năm sẽ đạt kết quả tồi tệ hơn rất nhiều so với người học tiếng anh kiếm 1,000,000 câu trong 3 năm. Người học trong 9 năm sẽ quên đi rất nhiều kiến thức do quá trình ôn lỏng lẻo. trái lại, người học trong 3 năm được ôn tập đúng đắn và sẽ quên đi ít hơn.
Cuối cùng, phải nói thêm rằng các khóa học tiếng anh chỉ đơn giản là thiếu hụt rất nhiều input cần thiết cho việc cải thiện kiến thức trong khoảng thời gian hợp lí (hoặc thậm chí là không cải thiện được chút nào). Nếu bạn muốn nói tiếng anh thành thạo, bạn phải tự học và tự đắm chìm trong bể input - nghe băng, nghe audio, nghe nói, xem videos, đọc báo, websites, đọc sách,...
Tuy nhiên, ngoài mong muốn cải thiện tiếng anh, việc tự kiếm input cho mình còn có một nguyên nhân khác:
Sự vui thú.
Khi bạn tự chọn nguồn học cho mình, bạn sẽ chọn những thứ mà bạn thực sự quan tâm và hứng thú. Thay vì đọc một vài bài báo ngẫu nhiên trong sách giáo khoa, bạn có thể đọc Harry Potter, đọc email từ bạn bè, từ một forum tiếng anh với chủ đề tình yêu, hoặc đọc về câu lạc bộ bóng đá yêu thích của bạn. Thay vì nghe một bài nghe nhàm chán không đâu vào đâu, bạn có thể xem phim hoặc một đoạn video về công nghệ thông tin.
Ngoài việc vui ra thì còn có các ích lợi khác:
- Nếu input của bạn thú vị, bạn sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động dành thời gian để nạp input. Một khi bạn đã thích rồi thì sẽ rất khó để *không* học
- Những gì vui sẽ dễ nhớ hơn. Khi bạn nghe hoặc nhìn thấy cái mà bạn quan tâm, bạn sẽ có thể ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ nếu bạn đang đọc một bài khóa mà cô giáo đưa cho bạn, bạn thường chỉ muốn đọc qua quýt cho xong. Nhưng nếu bạn đang đọc lời bài hát bạn yêu thích, bạn sẽ hát đi hát lại, nhẩm đi nhẩm lại và thuộc luôn. Vậy là vừa nhớ từ mới, vừa nhớ ngữ pháp
Sự chân thực
Tôi tin rằng input mà bạn nạp từ phim ảnh, TV, video, sách, báo, nhạc,...là từ chính người bản ngữ và cũng dành cho người bản ngữ, như vậy tốt hơn rất nhiều so với việc học những thứ được soạn riêng cho người học tiếng anh. Vì nó không thật.
Sách học tiếng anh chỉ dạy tiếng anh chính thông mà vứt hết mọi từ lóng hoặc cách diễn đạt hàng ngày. Và còn một vấn đề LỚN nữa, sách học tiếng anh chú trọng tiếng Anh-Anh trong khi thật ra, cả thế giới chú trọng tiếng Anh-Mỹ hơn vì nó phổ biến hơn. Nếu bạn có một bức tranh toàn cảnh chính xác hơn việc tiếng anh trên thế giới thực ra là như thế nào, hãy nạp cho mình những input từ thực tế, và đi xa hơn các bài học tiếng anh.